Natural Moisturizing Factors (NMF)


Tại sao không ai nói về 𝐓𝐀̂̀𝐌 𝐐𝐔𝐀𝐍 𝐓𝐑𝐎̣𝐍𝐆 của 𝐍𝐌𝐅?

Thời nay da tổn thương do đặc trị còn nhiều hơn cả da khoẻ chưa từng dùng treatment. Mục tiêu bảo toàn lớp màng ẩm (𝙗𝙖𝙧𝙧𝙞𝙚𝙧 𝙨𝙠𝙞𝙣𝙘𝙖𝙧𝙚) với CECE vẫn luôn được ưu tiên suốt 10 năm nay, nhưng gần đây, mình ngày càng tiếp nhận nhiều ca 𝐫𝐨̂́𝐢 𝐥𝐨𝐚̣𝐧 𝐜𝐡𝐮̛́𝐜 𝐧𝐚̆𝐧𝐠 𝐥𝐨̛́𝐩 𝐦𝐚̀𝐧𝐠 𝐚̂̉𝐦, dẫn đến tình trạng da luôn mất nước (𝙏𝙀𝙒𝙇), mẩn đỏ, kích ứng, và cả nổi mụn.

➖Nếu dùng ti tỉ loại serum cấp nước chứa 𝙃𝙮𝙖𝙡𝙪𝙧𝙤𝙣𝙞𝙘 𝘼𝙘𝙞𝙙 hoặc đã meso HA mà không thấy hiệu quả, hoặc 𝐝𝐚 𝐪𝐮𝐚𝐲 𝐥𝐚̣𝐢 𝐭𝐫𝐚̣𝐧𝐠 𝐭𝐡𝐚́𝐢 𝐦𝐚̂́𝐭 𝐧𝐮̛𝐨̛́𝐜 𝐫𝐚̂́𝐭 𝐧𝐡𝐚𝐧𝐡 => Khả năng da thiếu NMF. Vốn NMF là nhóm chất bám nước (𝙬𝙖𝙩𝙚𝙧-𝙗𝙞𝙣𝙙𝙞𝙣𝙜), nên thiếu NMF da không hấp thụ và giữ HA được hiệu quả
➖Nếu da nổi mụn li ti đi kèm biểu hiện mẩn đỏ, khó lành vết thương hở, xuất hiện 𝙋𝙄𝙀 (ban đỏ sau viêm), da cảm giác căng tức hoặc quá bóng => Da bị 𝙤𝙫𝙚𝙧-𝙚𝙭𝙛𝙤𝙡𝙞𝙖𝙩𝙚𝙙 do lạm dụng treatment (AHA / BHA / retinoids / laser / tảo), lớp màng ẩm tổn thương và mất nước, bắt buộc phải bù NMF để tái tạo màng ẩm
➖Nếu cơ địa da khô, thường xuyên tróc vảy, sừng hoá, thường xuyên mẩn ngứa, hoặc được chẩn đoán bệnh 𝙘𝙝𝙖̀𝙢 𝙚𝙘𝙯𝙚𝙢𝙖, 𝙫𝙖̉𝙮 𝙣𝙚̂́𝙣, 𝙠𝙝𝙤̂ 𝙙𝙖 (𝙭𝙚𝙧𝙤𝙨𝙞𝙨) => Cơ địa sản sinh kém NMF do sự đột biến mất chức năng trong gen mã hoá protein filaggrin, rối loạn khả năng giữ ẩm và thay tế bào sừng

🔻Lý do bạn trét dưỡng ẩm như trét bơ, meso HA nhiều lần, dùng thử qua 7749 serum mà da vẫn biểu hiện mất nước, căng kít, xỉn màu, tiết dầu, hoặc thậm chí nổi mụn và kích ứng - đó là do bạn 𝐜𝐡𝐮̛𝐚 𝐡𝐢𝐞̂̉𝐮 đ𝐮́𝐧𝐠 𝐧𝐠𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐥𝐲́ 𝐝𝐮̛𝐨̛̃𝐧𝐠 𝐚̂̉𝐦, và chưa “bắt bệnh” đúng da mình thiếu nhóm chất nào để bổ sung chính xác.


𝟏. 𝐍𝐌𝐅 𝐥𝐚̀ 𝐠𝐢̀?

𝙉𝙖𝙩𝙪𝙧𝙖𝙡 𝙈𝙤𝙞𝙨𝙩𝙪𝙧𝙞𝙯𝙞𝙣𝙜 𝙁𝙖𝙘𝙩𝙤𝙧𝙨 (NMF) là nhóm nhân tố giữ ẩm tự nhiên, có đặc tính bám giữ nước (𝙬𝙖𝙩𝙚𝙧-𝙗𝙞𝙣𝙙𝙞𝙣𝙜 𝙘𝙤𝙢𝙥𝙤𝙣𝙚𝙣𝙩𝙨). Nhưng không chỉ có chức năng giữ ẩm, NMF có đặc tính quan trọng hơn đối với da rất nhiều.

NMF chủ yếu bao gồm các sản phẩm phân giải filaggrin (phân hủy) bao gồm các axit amin tự do và các dẫn xuất axit amin như PCA, axit urocanic, muối vô cơ (clorua, phosphat và citrat của natri, kali, canxi và magiê), đường, axit lactic và urê (xem bảng cấu tạo thành phần NMF). Nó được tìm thấy trong các tế bào sừng corneocytes (các tế bào sừng biệt hóa cuối cùng tạo nên phần lớn lớp sừng, lớp trên cùng của da) và chiếm khoảng 10% khối lượng của tế bào sừng và 20-30% trọng lượng khô của lớp sừng.

Mọi người có nhớ cấu trúc “𝐠𝐚̣𝐜𝐡 𝐯𝐚̀ 𝐯𝐮̛̃𝐚” của lớp sừng không? Gạch chính là các tế bào sừng corneocytes xếp chồng lên nhau tạo nên bức tường thành bảo vệ vật lý, còn vữa chính là lớp màng lipid khoá ẩm chống bay hơi nước gồm ceramides, acid béo, và cholesterols. 𝐕𝐚̣̂𝐲 𝐍𝐌𝐅 𝐧𝐚̆̀𝐦 𝐨̛̉ đ𝐚̂𝐮? Chính trong các tế bào sừng corneocytes đó.

𝟐. 𝐂𝐨̛ 𝐜𝐡𝐞̂́ 𝐡𝐨𝐚̣𝐭 đ𝐨̣̂𝐧𝐠 𝐜𝐮̉𝐚 𝐍𝐌𝐅

Các thành phần tạo nên NMF đóng vai trò là chất giữ ẩm hiệu quả cao. Khi được ngậm nước, chúng tương tác ion với các sợi keratin. Điều này dẫn đến giảm lực liên phân tử giữa các sợi và tăng độ đàn hồi của lớp sừng. Từ đó da sẽ mềm mại và khỏe mạnh, khả năng tổn thương da do tác động cơ học (từ môi trường) sẽ được giảm thiểu. NMF cũng giữ cân bằng nồng độ chất tan biểu bì để ngăn ngừa tình trạng da thừa và thiếu nước, khi tình trạng thừa nước khiến tế bào sừng co lại (ví dụ khi đi bơi da ngâm nước quá lâu sẽ bị sun ngón tay)

Mặc dù tầng thượng bì đã chết về mặt sinh học, nhưng về mặt sinh hóa, nó lại 𝐜𝐨́ 𝐡𝐨𝐚̣𝐭 𝐭𝐢́𝐧𝐡 𝐬𝐢𝐧𝐡 𝐡𝐨́𝐚 𝐜𝐚𝐨. Độ ẩm và lượng nước của lớp sừng cũng ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của các enzyme – đặc biệt là enzyme thuộc quá trình rụng sừng. Nếu quá trình rụng sừng của da gặp rối loạn, sẽ dẫn đến hậu quả 𝐝𝐚 𝐭𝐚̆́𝐜 𝐧𝐠𝐡𝐞̃𝐧 𝐥𝐨̂̃ 𝐜𝐡𝐚̂𝐧 𝐥𝐨̂𝐧𝐠 𝐯𝐚̀ 𝐧𝐨̂̉𝐢 𝐦𝐮̣𝐧. Nghiên cứu chứng minh quá trình rụng sừng bị ảnh hưởng bởi lượng nước và độ ẩm của da.

Sự suy giảm và thiếu hụt của NMF góp phần gây nên chứng khô da, và các bệnh lý có biểu hiện triệu chứng từ nguyên nhân rối loạn quá trình thay sừng (𝙙𝙚𝙨𝙦𝙪𝙖𝙢𝙖𝙩𝙞𝙤𝙣). Các bệnh lý này bao gồm bệnh vảy cá thông thường, bệnh vẩy nến và viêm da dị ứng. Đối với bệnh vảy cá và vẩy nến, da hoàn toàn không có sự xuất hiện của NMF.

𝟑. 𝐂𝐡𝐮̛́𝐜 𝐧𝐚̆𝐧𝐠 𝐯𝐚̀ 𝐯𝐚𝐢 𝐭𝐫𝐨̀ 𝐜𝐮̉𝐚 𝐍𝐌𝐅

➖ Bám và giữ nước (𝙬𝙖𝙩𝙚𝙧 𝙧𝙚𝙩𝙚𝙣𝙩𝙞𝙤𝙣): Các phân tử NMF có tính hút ẩm cao, nghĩa là chúng có thể thu hút và liên kết các phân tử nước từ môi trường. Khả năng này giúp giữ cho lớp sừng ngậm nước bằng cách hút nước vào da và ngăn chặn sự thoát hơi nước TEWL => Vậy nên sự có mặt của NMF sẽ giúp da hấp thụ HA và giữ HA hiệu quả hơn
➖ Điều hoà và cân bằng chức năng lớp rào cản tự vệ (𝙗𝙖𝙧𝙧𝙞𝙚𝙧 𝙛𝙪𝙣𝙘𝙩𝙞𝙤𝙣): Hàng rào da, bao gồm các tế bào sừng (tế bào da chết) và lớp lipid, cần có độ ẩm để duy trì chức năng hoạt động hiệu quả
➖ Cân bằng nội môi (𝙝𝙤𝙢𝙚𝙤𝙨𝙩𝙖𝙨𝙞𝙨): Bằng cách cân bằng độ ẩm và lượng nước bên trong và ngoài tế bào, NMF đảm bảo chức năng hoạt động cho các tế bào sừng, từ đó giảm phản ứng viêm
➖ Điều hoà rụng sừng (𝙙𝙚𝙨𝙦𝙪𝙖𝙢𝙖𝙩𝙞𝙤𝙣): Độ ẩm của da được cung cấp bởi NMF đóng vai trò thiết yếu trong hoạt động enzyme tế bào, đặc biệt các enzyme chịu trách nhiệm trong quá trình rụng sừng. Sự thiếu hụt NMF sẽ khiến da khó rụng sừng, từ đó dẫn đến biểu hiện bề mặt sần sùi thô ráp, bong tróc vảy, và nặng hơn là dẫn đến các chứng khô da, vẩy nến,..

𝟒. 𝐂𝐡𝐮̛́𝐜 𝐧𝐚̆𝐧𝐠 𝐭𝐡𝐚̀𝐧𝐡 𝐩𝐡𝐚̂̀𝐧 𝐍𝐌𝐅
➖ 40% amino acids & urocanic acid: Có nguồn gốc từ các protein như keratin và filaggrin trong da. Các axit amin chính bao gồm proline, serine, histidine và arginine. Các axit amin này rất cần thiết cho đặc tính liên kết nước của chúng và góp phần vào quá trình hydrat hóa tự nhiên của da. Urocanic acid có đặc tính hút và trung hoà tia UV
➖ 12% pyrrolidone: Dù chiếm % khá đáng kể nhưng còn ít tài liệu cung cấp thông tin về pyrrolidone, nhưng chúng ta biết hoạt chất này đóng vai trò quan trọng trong duy trì độ ẩm NMF
➖ 7% urea: Một sản phẩm phụ của quá trình chuyển hóa protein có khả năng liên kết nước mạnh. Urê không chỉ thu hút độ ẩm mà còn hỗ trợ rụng sừng bằng cách phá vỡ các liên kết tế bào
➖ 12% lactate: Đóng vai trò quan trọng trong sản sinh lipid cho da, có tính hút nước mạnh và giúp loại bỏ sừng chết
➖ Khoáng chất và điện giải: Natri, kali và các loại muối khác giúp duy trì sự cân bằng thẩm thấu trong da, hỗ trợ chức năng hydrat hóa và hàng rào bảo vệ da

𝟓. 𝐁𝐢𝐞̂̉𝐮 𝐡𝐢𝐞̣̂𝐧 𝐝𝐚 𝐭𝐡𝐢𝐞̂́𝐮 𝐍𝐌𝐅

✔️ Biểu hiện mất nước: rãnh nhăn li ti, cảm giác bề mặt da căng tức, khó hấp thụ và giữ độ ẩm
✔️ Sừng hoá: da sần sùi thô ráp, bong tróc vảy
✔️ Kích ứng: mẩn đỏ viêm, ngứa rát, châm chích, khó chịu khi bôi các sản phẩm skincare lên da, dễ kích ứng môi trường thời tiết
✔️ PIE: Xuất hiện các vết ban đỏ sau viêm (Post-Inflammatory Erythema) hình thành sau các vết thương hở. Các vết thương hở khó lành lại, mất thời gian dài để lên da non
=> Đặc biệt da có biểu hiện over-exfoliate do lạm dụng treatment chắc chắn thiếu hụt NMF

𝟔. 𝐍𝐠𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐧𝐡𝐚̂𝐧 𝐠𝐚̂𝐲 𝐭𝐡𝐢𝐞̂́𝐮 𝐡𝐮̣𝐭 𝐍𝐌𝐅

➖ Gen: Yếu tố gen có thể quyết định khả năng sản sinh NMF từ hoạt động của fillagrin, thuộc các bệnh lý bao gồm bệnh vảy cá thông thường, bệnh vẩy nến và viêm da dị ứng
➖ Lão hoá: Càng lớn tuổi và lão hoá dần, da càng giảm khả năng sản sinh NMF (cũng như HA, collagen, và các nhóm chất thiết yếu khác)
➖ Tia UV: Tiếp xúc với tia cực tím từ ánh nắng mặt trời gây tổn thương tế bào sừng và làm sụt giảm lượng NMF tự nhiên
➖ Làm sạch quá đà: Sử dụng sữa rửa mặt có tính xút cao, độ pH cao, tẩy rửa quá mạnh gây tổn thương lớp màng ẩm gồm các lipid ngăn chặn mất nước, xảy ra hiện tượng bay hơi nước (TEWL)
➖ Lạm dụng treatment: Sử dụng các nhóm chất acid tại nhà hoặc chemical peel (AHA / BHA / TCA / retinoids) hoặc trị liệu xâm lấn mạnh (laser) gây tổn hại lớp màng ẩm và rối loạn chức năng sản sinh NMF

𝟔. 𝐂𝐚́𝐜𝐡 𝐭𝐚̆𝐧𝐠 𝐜𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠 𝐛𝐨̂̉ 𝐬𝐮𝐧𝐠 𝐍𝐌𝐅 𝐜𝐡𝐨 𝐝𝐚

- Trực tiếp bổ sung các hoạt chất thuộc NMF thông qua các sản phẩm chăm sóc da tại nhà như serum / kem dưỡng / mặt nạ. Tìm kiếm các thành phần sau trong công thức: proline, serine, histidine, arginine, pyrrolidone, lactic acid / lactate, urea, sodium PCA,.. Hãy nhớ ‘formula is king’ – chọn công thức sản phẩm đúng và hiệu quả sinh học cao rất quan trọng
- Mesotherapy hoặc MTS (microneedling) cấy tinh chất thuốc nhóm amino acids bổ sung trực tiếp cho tầng thượng bì và cả trung bì, nuôi dưỡng độ ẩm sâu. Vẫn các nhóm hoạt chất trên, nhưng khi kết hợp với biện pháp cấy Meso, sẽ tăng cường hiệu quả đáng kể trong thời gian ngắn hơn
- Thay SRM sang công thức làm sạch ít tạo bọt, pH 5-6, không chứa các chất xút mạnh như SLS/SLES. Sau khi rửa mặt da không nên có cảm giác căng kít và khó chịu (kể cả khi chưa dùng toner hay serum ngay)
- Khoá ẩm bằng kem dưỡng có độ occlusive cao, chứa các thành phần: ceramides, cholesterol, triglycerides, các fatty acids từ thực vật để ngăn chặn phản ứng bay hơi nước TEWL

🔻𝙆𝙚̂́𝙩 𝙡𝙪𝙖̣̂𝙣: Một làn da khoẻ mạnh có đủ NMF sẽ có khả năng bảo toàn độ ẩm tốt, kể cả trong môi trường hanh khô thiếu ẩm hay thời tiết khắc nghiệt. Da khoẻ đủ NMF cũng sẽ ít khi có phản ứng dị ứng hay biểu hiện nhạy cảm.

📍𝐓𝐋;𝐃𝐑
- NMF là các nhân tố giữ ẩm tự nhiên thiết yếu, nằm trong các tế bào sừng corneocytes trên bề mặt da
- NMF có chức năng bám hút nước, giảm viêm, hỗ trợ điều hoà quá trình rụng tế bào sừng và đảm bảo chức năng hoạt động của enzyme, cân bằng nội môi
- Da thiếu NMF sẽ biểu hiện bong tróc vảy, khó lành vết thương, có vết ban đỏ PIE, căng kít, ngứa rát, châm chích, dễ kích ứng
- Da sản sinh thiếu NMF có thể do biểu hiện gen (gây nên các bệnh vảy nến, vẩy cá, viêm da,..)
- Da thiếu hụt và mất đi NMF do lạm dụng treatment gây over-exfoliate, tẩy rửa quá đà, lão hoá, tổn thương nắng
- Có thể bổ sung NMF bằng cách trực tiếp bôi thoa serum / kem dưỡng chứa thành phần NMF hoặc mesotherapy / microneedling với công thức NMF

𝐏/𝐒: Lâu lắm mới có hứng viết một bài dài thế này. Nhưng khám phá và ứng dụng NMF trong phục hồi da đã đem lại cho mình rất nhiều cảm hứng! Bởi một nhóm hoạt chất vốn luôn có sẵn trong da, thường không được coi trọng hay nhắc đến, lại đóng vai trò thiết yếu đến như vậy!

Khi ứng dụng phục hồi trên các nền da tổn thương lớp màng ẩm do over-exfoliate, mình đã đạt được thành công rất cao. Đối với cả các nền da nhạy cảm kích ứng hay viêm da, NMF cũng có kết quả hỗ trợ đáng kể.

Chúc các bạn thành công trong điều trị da!